Hôn mê vì không điều trị tiểu đường

Hôn mê vì không điều trị tiểu đường

Cụ bà 77 tuổi mắc bệnh tiểu đường nhưng không thăm khám, điều trị khiến đường huyết tăng cao hơn 4 lần bình thường, dẫn đến hôn mê.

Ngày 18/3, bà Trần Thị Hoa (77 tuổi, Đồng Nai) xuất viện sau 5 ngày nhập viện điều trị do hôn mê vì bệnh tiểu đường. Trước khi cấp cứu, bà uống một lít nước, hai hộp sữa và đi tiểu liên tục trong một tiếng đồng hồ. Sau đó, bà ngất xỉu.

BS.CKI Trương Trọng Tuấn (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) tiếp nhận người bệnh trong tình trạng hôn mê. Kết quả xét nghiệm máu ghi nhận chỉ số đường huyết sau ăn tăng cao từ 4-8 lần bình thường, khoảng 700 mg/dl. Kết quả HbA1c (đánh giá đường huyết trong vòng 3 tháng) hơn 10,6% (bình thường dưới 5,7%). Chỉ số natri máu tăng 160 mmol/L (bình thường là 136-145 mmol/L).

Theo bác sĩ Tuấn, người bệnh tiểu đường không được điều trị dẫn đến tăng đường huyết, biến chứng tăng áp lực thẩm thấu máu. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong.

Bác sĩ truyền insulin hạ đường huyết khẩn cấp, bù dịch và kali. Sau 2 giờ, người bệnh dần ổn định và được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực (ICU) tiếp tục điều trị, theo dõi các chỉ số. Sau 5 ngày nhập viện, đường huyết trở về mức bình thường, người bệnh không còn tăng áp lực thẩm thấu máu, có thể trò chuyện.

Người nhà của bà Hoa cho biết, từ trước Tết, bà có dấu hiệu mệt mỏi, ăn nhiều nhưng đói liên tục. Khi khám ở một phòng mạch gần nhà, đường huyết lúc đói là 170 mg/dl. Bác sĩ khuyên đưa bà thăm khám bác sĩ khoa đái tháo đường. Nhưng gia đình nghĩ tiểu đường là bệnh nhẹ nên chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống tại nhà cho bà.

Người bệnh được theo dõi sát các chỉ số đường huyết, Spo2... Ảnh: Nguyễn Trăm.

Người bệnh được theo dõi sát các chỉ số đường huyết, Spo2… Ảnh: Nguyễn Trăm

“Bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh. Người bệnh đừng nghĩ bệnh nhẹ, không thay đổi chế độ ăn hoặc không theo dõi, điều trị dẫn đến hôn mê, phải nhập viện cấp cứu”, bác sĩ Tuấn nói.

Khi đường huyết không được kiểm soát, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton – tình trạng axit đọng trong máu; tăng áp lực thẩm thấu máu. Các biến chứng mạn tính gồm biến chứng mạch máu lớn (bệnh tim mạch, bệnh mạch máu ngoại biên, mạch máu não) và biến chứng mạch máu nhỏ (biến chứng mắt, thận, thần kinh).

Người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao (thừa cân, gia đình có người bệnh tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kỳ, sinh con lớn hơn 4 kg…) nên chủ động đo đường huyết định kỳ. Ngay khi phát hiện tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết tốt giúp ngăn chặn bệnh tiến triển, gây biến chứng. Người bệnh cần ăn uống lành mạnh (nhiều rau xanh như súp lơ, cải xanh, bí đao…), uống thuốc đúng chỉ định, luyện tập thể dục (đi bộ, thực hiện động tác nhẹ nhàng…) khoảng 30 phút mỗi ngày.

Bảng Giá Các Khu Vực Lân Cận :

+ Quận 1

+ Quận 2

+ Quận 3

+ Quận 4

+ Quận 5

+ Quận 6

+ Quận 7

+ Quận 8

+ Quận 9

+ Quận 10

+ Quận 11

+ Quận 12

+ Quận Bình Thạnh

+ Quận Phú Nhuận

+ Quận Tân Phú

+ Quận Tân Bình

+ Quận Bình Tân

+ Quận Gò Vấp

+ Quận Thủ Đức

083.345.6600
Contact Me on Zalo